NHỮNG CÂY THUỐC NAM ĐIỀU TRỊ BỆNH TIỂU ĐƯỜNG

Dùng thuốc nam có trị được bệnh tiểu đường không?

Bệnh tiểu đường là một căn bệnh mãn tính. Người mắc bệnh sẽ phải sống chung cả đời bởi cho tới hiện nay chưa có phác đồ điều trị nào có thể chữa khỏi hoàn toàn. Vì vậy, sử dụng thuốc nam không thể điều trị khỏi được bệnh mà sẽ hỗ trợ kiểm soát tốt chỉ số đường huyết của người bị tiểu đường hơn, phòng tránh những biến chứng có thể xảy ra. Để hạn chế sự phụ thuộc vào thuốc Tây, việc điều trị kết hợp với các thảo dược cũng được nhiều người sử dụng và đem lại hiệu quả tích cực.

Cây lược vàng

Không phải ai cũng biết tác dụng chữa bệnh tiểu đường bằng cây lược vàng. Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng, trong cây lược vàng chứa flavonoid - một chất chuyển hóa trung gian. Hoạt chất này có khả năng ổn định đường huyết và tình trạng lượng đường trong máu đột ngột tăng sau khi ăn và các biến chứng mà căn bệnh mãn tính này có thể gây nên.  

Cách chữa tiểu đường bằng cây lược vàng:

Rửa sạch 2 lá lược vàng bằng cách ngâm nước muối pha loãng, sau đó giã hoặc nhai lấy nước. Mỗi ngày 3 lần trước ăn 30 phút. Thực hiện 2 tuần, nghỉ 1 tuần.

Ngâm rượu: Rửa sạch và tráng qua với một chút rượu. Sau đó cắt nhỏ, ngâm cùng rượu trong bình thủy tinh. Khi rượu chuyển sang màu vàng (khoảng 1 tháng) là dùng được. 


Khổ qua (Mướp đắng)

Khổ qua không chỉ là thực phẩm được chế biến nhiều trong các bữa ăn hàng ngày mà còn là một vị thuốc nam đã có từ lâu đời. Đường huyết không được duy trì ổn định và ở mức cao trong thời gian dài làm cho hệ miễn dịch của bạn trở nên suy giảm. Mướp đắng sẽ giúp bổ sung hàm lượng protein và vitamin C tăng cường sức khỏe. Bên cạnh đó cũng kích thích khả năng làm việc của hệ tiêu hóa, tiêu viêm, thải độc gan.

Hướng dẫn cách sử dụng khổ qua điều trị tiểu đường:

Ăn  sống: Rửa sạch, bỏ hạt sau đó thái mỏng ăn trực tiếp.

Sắc nước: 7 - 10 trái khổ qua phơi khô đun sôi cùng 4 bát nước. Đến khi còn 1 bát thì chắt ra uống như trà.

Chế biến thành món ăn: khổ qua nhồi thịt, xào trứng, luộc, xay.


Diệp Hạ Châu (Cây chó đẻ răng cưa)

Trước đây, diệp hạ châu mọc rất nhiều ở những vùng đất trống, bỏ hoang mà không cần chăm bón. Có tính hàn nên cây chó đẻ này có tác dụng kháng viêm, giúp vết thương của bệnh nhân tiểu đường được lành nhanh chóng hơn, cân bằng đường huyết, giảm cholesterol xấu,... 

Bên cạnh đó, vị thảo dược này cũng được sử dụng nhiều để điều trị các bệnh về gan, thận. Các bước dùng diệp hạ châu để điều trị tiểu đường:

Thời gian đầu sẽ sử dụng 12g diệp hạ châu + 12g cam thảo đun nước uống hàng ngày.

Khi chỉ số đường huyết được cải thiện, bạn chỉ cần cho mỗi loại 5g.


Cây hoa sen

Lá sen được các nhà khoa học người Mỹ nghiên cứu có tác dụng giảm béo, ổn định đường huyết cho những người bị tiểu đường và ngăn chặn các biến chứng bệnh tiểu đường liên quan. Bạn có thể dùng lá sen để:

Hãm uống hàng ngày

Sắc nước các nguyên liệu: 60g lá sen, 100g bí đao và 30g củ mài. Uống 1 - 2 lần/ngày


Húng quế - cây thuốc chữa bệnh tiểu đường

Chúng ta thường biết đến húng quế (húng chó, húng giổi, é quế) là gia vị ăn kèm không thể thiếu trong nhiều món ăn tại Việt Nam. Nhưng loại thuốc nam này cũng là cây thuốc hỗ trợ điều trị tiểu đường vô cùng quý giá. Tinh dầu Eugenol chứa trong đó giúp kích thích vị giác, lợi tiểu, giảm cảm giác gây nên từ những cơn đau, cơn viêm, đau nhức xương khớp. Nếu được bổ sung thường xuyên, tinh dầu này cũng làm giảm và kiểm soát lượng đường huyết vô cùng tốt. Cách dùng húng quế hỗ trợ điều trị tiểu đường khá đơn giản:

Ăn sống như bình thường (có thể ăn cùng loại rau khác).

Đem lá rửa sạch, vò nát sau đó luộc chín và để qua đêm, sáng hôm sau ăn như bình thường.


Thuốc nam trị tiểu đường bằng lá ổi

Đây là cây thuốc nam trị đái tháo đường được ít người biết đến. Khi vào cơ thể, lá ổi chữa tiểu đường có tác dụng làm giảm hiệu quả hoạt động của enzyme alpha- glucosidase - chuyển hóa thức ăn thành glucose. Nhờ đó mà lượng đường trong máu của bạn có thể giảm đi, ngăn chặn hiện tượng tăng đường huyết đột ngột. 

Có nhiều bài thuốc sử dụng lá ổi được dân gian tin tưởng sử dụng:

Nấu nước uống hàng ngày: Dùng 100g lá ổi non.

Sắc nước (3 bài chủ yếu): 50g lá ổi non và 100g sa kê + đậu bắp tươi; 15g lá ổi non + 15g bạch quả +30g râu ngô; 15g lá ổi + 15g dây thìa canh.

Gọt vỏ ép nước, uống mỗi lần 30ml, 2 lần/ngày.


Giảo cổ lam

Được phát hiện tại Việt Nam đầu tiên vào năm 1999, giảo cổ lam được người ta đánh giá như khắc tinh của bệnh tiểu đường. Các dưỡng chất quý như phanoside, tanin, polysaccharide chứa trong vị thuốc quý này có nhiều công dụng hỗ trợ: giảm và duy trì ổn định chỉ số đường huyết, tăng hoạt lực insulin, giảm hấp thu glucose từ ruột vào máu,...

Giảo cổ lam thường được sử dụng theo nhiều cách. Tuy nhiên bạn cần chú ý không nên uống vào buổi tối hoặc trước khi ngủ bởi nó có thể gây mất ngủ. 

Đun 40 - 50g giảo cổ lam cùng 1 lít nước. Để nguội và uống như nước bình thường. 

Nếu khó kiếm được vị thuốc này, bạn có thể tìm mua giảo cổ lam được bán dưới dạng trà túi lọc.


Dây thìa canh - cây thuốc chữa tiểu đường tốt nhất

Dây thìa canh là một trong những thảo dược quý và được đánh giá cao trong hiệu quả chữa bệnh tiểu đường từ lâu. Hơn nữa, cây thuốc nam này còn trở thành dược liệu chính, được nhiều thương hiệu thực phẩm hỗ trợ sức khỏe ứng dụng sản xuất. 

Trong lá cây thìa canh chữa bệnh tiểu đường có chứa một hoạt chất có tên acid gymnemic giúp sản sinh tế bào beta ở tuyến tụy, nhờ đó tăng lượng insulin được tiết ra. Nhờ vậy mà đường huyết được cân bằng và ổn định hơn, kiểm soát tốt chỉ số. Bên cạnh đó, hoạt chất này cũng giúp đào thải cholesterol phòng tránh tăng cân, làm mất vị ngọt tạm thời của đồ ăn, giảm hấp thụ đường từ ruột vào máu.


Dầu trị viêm xoang blog

Dầu viêm xoang Shopee

Dầu trị viêm xoang Lazada

CỒN CÔNG NGHIỆP METHANOL

CỒN NƯỚC (CỒN MẬT) DÀNH CHO BẾP CỒN NẤU LẨU TẠI CÁC NHÀ HÀNG, QUÁN ĂN