NHỮNG BÀI THUỐC CHỮA VIÊM MŨI DỊ ỨNG BẰNG LÁ CÂY

Có nhiều cách chữa viêm mũi dị ứng bằng lá cây của các loại thảo dược quen thuộc, dễ tìm, nhưng giúp cải thiện đáng kể các triệu chứng khó chịu như nghẹt mũi, chảy nước mũi, ngứa họng, cay mắt, hắt hơi liên tục… 

1.Chữa viêm mũi dị ứng bằng lá cây bạc hà


Bạc hà được sử dụng rộng rãi trong cả Đông y lẫn Tây y. Hoạt chất chính của bạc hà nằm ở phần tinh dầu, chứa chủ yếu menthol và menthyl acetate với nhiều công dụng: trị khó tiêu, căng thẳng thần kinh, kích thích ra mồ hôi giúp hạ sốt, xua đuổi côn trùng, chữa say tàu xe, hôi miệng…

Tinh dầu bạc hà có tính the mát (nhờ dễ bay hơi), mùi thơm, giảm đau tại chỗ, sát trùng và kháng viêm. Nhờ đó cải thiện các triệu chứng nghẹt mũi, đau ngứa họng, nhức đầu do cảm lạnh, cảm cúm, viêm mũi dị ứng.

Các cách chữa viêm mũi dị ứng bằng lá cây bạc hà:

Cách 1:

  • Rửa sạch 4 – 5 lá bạc hà
  • Ngâm với nước muối loãng 10 phút, rửa lại với nước sạch và để ráo
  • Hãm lá bạc hà trong 250 ml nước sôi
  • Khi còn ấm có thể cho thêm một ít chanh và mật ong
  • Uống thay trà.

Cách 2:

  • Rửa sạch 1 nắm lá bạc hà, ngâm với nước muối loãng 10 phút, vẩy ráo
  • Đun lá bạc hà với 1 lít nước trên lửa nhỏ đến khi nước sôi
  • Dùng nước này xông mũi 1 – 2 lần/ngày.

Lưu ý: không dùng tinh dầu bạc hà trực tiếp hoặc qua các sản phẩm (như dầu cù là) cho trẻ sơ sinh vì có thể gây nguy hiểm.

2. Chữa viêm mũi dị ứng bằng lá cây cỏ hôi


Cỏ hôi (hay còn gọi là hoa cứt lợn) mọc hoang khắp nơi ở nước ta, với phần thân, lá và hoa được sử dụng làm dược liệu.

Lá cỏ hôi có tính kháng viêm, tiêu thũng, cầm máu, chống dị ứng nhờ tinh dầu chứa cadinen, geratocromen, demetoxygeratocromen… Nhờ đó giảm phù nề niêm mạc mũi, chảy nước mũi, ngứa cổ họng do viêm mũi dị ứng.

Thực hiện:

  • Rửa sạch 1 nắm lá cỏ hôi, ngâm với nước muối loãng trong 10 phút và vẩy ráo
  • Giã hoặc xay nát, lọc lấy nước cốt
  • Nhỏ nước cốt này vào mũi 4 – 5 lần/ngày.

Lưu ý: tránh nhầm lẫn cây cỏ hôi với cây hy thiêm và cỏ thiên thảo.

3. Chữa viêm mũi dị ứng bằng lá lốt


Lá lốt là một dược liệu quen thuộc dùng trong nhiều loại bệnh. Đông y miêu tả lá lốt tính ấm, mùi thơm nồng, vị cay, có tác dụng tiêu phong tán hàn. Tinh dầu lá lốt chứa chất kháng sinh, kháng viêm, tác dụng với nhiều bệnh hô hấp như viêm mũi dị ứng, viêm xoang, hen… giúp thông mũi, giảm đau nhức khó chịu.

Sử dụng lá lốt để chữa viêm mũi dị ứng bằng lá cây:

Cách 1:

  • 4 – 5 lá lốt tươi, rửa sạch, ngâm nước muối loãng 10 phút và vẩy ráo
  • Giã nát, vắt lấy nước cốt
  • Rửa khoang mũi bằng nước muối sinh lý
  • Dùng tăm bông thấm nước lá lốt, nhỏ vào 2 bên mũi 2 – 3 giọt/mỗi bên, 2 lần/ngày.

Cách 2:

  • Rửa sạch một nắm lá lốt tươi, ngâm nước muối loãng 10 phút, để ráo
  • Đun lá lốt với 2 lít nước, khi sôi giảm lửa đun thêm khoảng 10 phút
  • Xông mũi với nước lá lốt 1 lần/ngày buổi tối lúc nghỉ ngơi. Lưu ý khoảng cách để tránh bị bỏng do hơi nước nóng.

4. Chữa viêm mũi dị ứng bằng lá bèo cái (bèo tai tượng)

Bèo cái là một vị thuốc Đông y có tính lạnh, vị cay, có công dụng chống dị ứng, tiêu thũng. Phân tích cho thấy lá bèo cái chứa nhiều chất có giá trị dinh dưỡng: chất xơ, phốt pho, protid thô, chất béo thô… và có khả năng kháng viêm, kháng khuẩn, có thể áp dụng vào chữa viêm mũi dị ứng bằng lá cây để giảm nhẹ các triệu chứng.

Thực hiện:

  • 50 – 100 gam lá bèo tươi, chỉ lấy các lá trưởng thành, bỏ gốc rễ
  • Rửa sạch, ngâm với nước muối loãng 10 phút, để ráo
  • Giã nát lá bèo, lọc lấy nước
  • Hòa với một ít nước ấm, uống 1 lần/ngày.

Có thể giã nát một vài lát gừng lọc lấy nước, hòa với nước lá bèo cái, cho thêm 1 muỗng canh mật ong, để tăng thêm phần công dụng. Lưu ý là việc uống nước lá bèo cái có thể gây ngứa nhẹ cổ họng cho người chưa quen.

5. Chữa viêm mũi dị ứng bằng lá cây ngải cứu (ngải diệp)

Cả Đông y và Tây y đều sử dụng ngải cứu như một vị thuốc thông dụng. Bộ phận sử dụng là lá và cành non, được phơi hoặc sấy. Lá ngải cứu chứa lượng lớn tinh dầu với nhiều giá trị dược liệu. Các hoạt chất trong tinh dầu như dehydro matricaria este, tricosanol, cineol, tetradecatrilin… có công dụng sát khuẩn, kháng viêm, giảm đau tự nhiên.

Nhờ đó mà việc áp dụng cách chữa viêm mũi dị ứng bằng lá cây ngải cứu có thể giúp giảm nhẹ các triệu chứng khó chịu: tiêu đờm, giảm nghẹt mũi, ngứa họng, đỏ mắt, hắt hơi, đau đầu… Lông ngải cứu (ngải nhung) với số lượng lớn thường dùng để mồi điếu ngải vì chứa nhiều tinh dầu, cháy lâu không tắt.

Các cách chữa viêm mũi dị ứng bằng lá cây ngải cứu:

Cách 1: Nấu nước lá ngải cứu tươi hoặc khô để ngâm chân buổi tối trước khi ngủ. Công dụng giúp kích thích lưu thông máu toàn thân, nhờ đó giảm nghẹt mũi, giúp ngủ ngon, cải thiện thể trạng.

Cách 2: Kỹ thuật cứu ngải (dùng hơi nóng để điều hòa khí huyết trong kinh lạc)

Lá ngải cứu tươi rửa sạch, để ráo

Phơi ở nơi râm mát, thoáng gió để lá khô nhưng không bị ảnh hưởng thành phần hoạt chất

Vò lá bằng tay cho đến khi tơi hẳn và có thể tách bỏ được phần gân lá

Cho lá ngải cứu vào giấy sạch, cuốn lại như hình điếu thuốc

Đốt điếu ngải, dùng sức nóng kích thích các huyệt bách hội và tứ thần thông

Giữ khoảng cách từ cơ thể đến đầu điếu 2 cm

Mỗi huyệt hơ đúng 1 lần từ 2 – 3 phút, khi cảm thấy nóng thì chuyển sang huyệt khác

Thực hiện 1 lần/ngày.

Phương pháp cứu ngải không phù hợp với bệnh lý thể “nhiệt”. Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để biết bản thân có phù hợp hay không.

6. Chữa viêm mũi dị ứng bằng lá cây húng chanh (rau tần dày lá)

Được trồng khắp nơi lấy lá làm gia vị và thuốc. Lá có mùi thơm mát dễ chịu như mùi chanh, hậu vị hơi hắc. Theo Đông y, lá húng chanh tính ấm, vị cay nhẹ, lành tính, giúp phát tán phong hàn. Nghiên cứu chỉ ra trong tinh dầu húng chanh có thymol, carvacrol, 1,8-cineole, eugenol… có tính kháng sinh mạnh. Việc áp dụng cách chữa viêm mũi dị ứng bằng lá cây húng chanh giúp giảm hắt hơi, chảy nước mũi, ngứa mũi và cổ họng.

Thực hiện:

Cách 1:

Rửa sạch 1 nắm lá húng chanh

Ngâm trong nước muối loãng 10 phút để sạch bụi bẩn và vi khuẩn bám trên lá

Vớt ra để ráo

Hãm lá húng chanh bằng nước sôi trong 20 phút

Uống nước này khi còn ấm 1 – 2 lần/ngày.

Cách 2:

Rửa sạch 30 gam lá húng chanh

Ngâm lá trong nước muối loãng 10 phút, vớt ra để ráo

Đun sôi lá húng chanh với 1 lít nước sạch

Xông mũi với nước này. Có thể dùng khăn trùm để tận dụng hơi nóng chứa tinh dầu được tốt hơn. Thực hiện 1 lần/ngày vào buổi tối lúc nghỉ ngơi.

Lưu ý: giữ khoảng cách an toàn khi xông hơi, tránh bị bỏng do hơi nước nóng rất nguy hiểm.



Dầu trị viêm xoang blog

Dầu viêm xoang Shopee

Dầu trị viêm xoang Lazada

CỒN CÔNG NGHIỆP METHANOL

CỒN NƯỚC (CỒN MẬT) DÀNH CHO BẾP CỒN NẤU LẨU TẠI CÁC NHÀ HÀNG, QUÁN ĂN