NHỮNG BÀI THUỐC ĐƠN GIẢN TỪ RAU GIA VỊ

Trong ẩm thực Việt Nam, các loại rau gia vị có vai trò vô cùng quan trọng, nó không thể thiếu được trong phần lớn các món ăn của người Việt. Các loại rau gia vị có rất nhiều loại như: hành, mùi, răm, húng, tía tô, thì là…. Rau gia vị không chỉ giúp bữa ăn trở nên ngon miệng, kích thích tiêu hóa mà tuyệt vời hơn nữa là rau gia vị còn có rất nhiều tác dụng trong phòng và chữa bệnh.

Cây lá lốt 

Ngoài công dụng là làm gia vị khi chế biến trong các món ăn hằng ngày, lá lốt còn có tác dụng như một vị thuốc chữa nhiều loại bệnh, đặc biệt là các bệnh về xương khớp.

- Lá lốt chữa bệnh xương khớp:Lá lốt phơi trong bóng râm, đến khi lá lốt héo thì cho vào nồi sắc cùng với nước trong khoảng 30 phút. Sau đó, đợi nguội rồi uống sau bữa ăn tối.

- Lá lốt chữa ra mồ hôi chân, tay: Lá lốt rửa sạch, đun sôi sau đó để ấm, dùng ngâm hai bàn tay, hai bàn chân trong trường hợp bị ra mồ hôi. Thực hiện buổi tối trước khi đi ngủ và liên tục trong nhiều ngày. Có thể cho thêm muối trắng, lá ngải cứu vào nấu cùng để tăng hiệu quả của bài thuốc ngâm chân bằng lá lốt.

- Lá lốt chữa đau bụng do nhiễm lạnh: 20g lá lốt tươi rửa sạch, sắc với nước, uống khi còn ấm trước khi ăn tối.

- Lá lốt giúp chắc răng, chữa viêm lợi: Lá lốt lượng vừa đủ, rửa sạch, sắc lấy nước đặc để ngậm súc miệng hàng ngày giúp chắc răng, chữa viêm lợi.

- Lá lốt giúp đổ nhiều mồ hôi, giải cảm: 20g lá lốt thái nhỏ, gạo vo sạch, hành tây, tỏi, hành hương, 2g gừng thái mỏng, gia vị nêm, nấu trong nước, bỏ vào một quả trứng gà, khuấy đều để ăn.

Những người đang bị đau dạ dày, táo bón, nóng bức trong người... không nên dùng lá lốt.


Rau răm

Rau răm còn có tên là thủy liễu, nó có hương thơm đặc biệt, vị cay tính ấm, có tinh dầu, là một loại gia vị được sử dụng phổ biến trong việc chế biến thức ăn như: cháo lươn, trứng vịt lộn, gà nộm... Trong Đông y, rau răm là vị thuốc có tác dụng chống viêm hạ khí, kích thích tiêu hóa, trừ phong hàn, hoạt huyết tiêu độc.



Kinh giới

Kinh giới còn có tên khương giới, giả tô…là cây rau gia vị rất phổ biến, tuy nhiên ít người quan tâm đến công dụng chữa bệnh của nó, trong khi kinh giới là một trong những dược liệu được dùng để điều trị khá nhiều bệnh.


Một số bài thuốc từ kinh giới:

- Chữa cảm mạo nhức đầu, họng sưng đau, nôn mửa: Kinh giới (cành, lá, hoa), tía tô, hương nhu, ngải cứu, hoắc hương: Tất cả lượng bằng nhau: 10g,  đun sôi 5 phút với 300ml nước, chia 2 lân uống trong ngày, uống lúc nóng.

Chữa dị ứng, ban chẩn, phong độc:  Hoa kinh giới 100g, dấm thanh 1000ml. Hoa kinh giới tán nhỏ ngâm vào dấm thanh, gạn lấy nước thấm vào miếng gạc, trà sát lên vùng ban chẩn, dị ứng.

Chữa chảy máu cam, lỵ ra máu:Hoa kinh giới sao đen 15g, nước 200ml. Sắc còn 100ml, chia uống 2 - 3 lần trong ngày.

- Chữa ho ra máu: Kinh giới cả cây tươi một nắm giã nhỏ vắt một chén nước cốt uống.

- Băng huyết, lậu huyết: Kinh giới 15g, gương sen 16g. Cả 2 vị sao đen tán bột. Ngày uống 3 lần khi đói bụng. Mỗi lần uống 5g.

- Chữa trẻ em lên sởi hoặc các chứng lở ngứa:Kinh giới và kim ngân hoabỏ rễ mỗi vị 15g, sắc uống ngày 3 lần. Lưu ý: Kinh giới không dùng khi sởi toàn phát và thời kỳ hồi phục.

- Trẻ em mọc rôm sẩy, đinh nhọt: Lá và hoa kinh giới nấu lấy nước cho trẻ uống và lá tươi vò giã nát cho vào nước tắm.



Thì là

Cây thì là còn có tên là thời la, đông phong. Thì là là loại rau gia vị không thể thiếu trong các món cá Việt Nam. Thì là có mùi thơm hắc, hơi đắng, vị cay,không độc. Thì là có tác dụng điều hoà, bổ thận, mạnh tì, tiêu trướng, trị đau bụng, đau răng, kích thích sự bài tiết nước tiểu.


Một số bài thuốc chữa bệnh từ cây thì là:

- Trị chứng đái rắt (đái són): lấy một nắm thì là tẩm với nước muối, sao vàng, tán thành bột. Khi dùng, lấy bánh dầy quết với bột trên, ăn. Phương thuốc này rất hiệu nghiệm đối với những người hay đi tiểu không có chừng mực, khi đi tiểu thấy đau buốt.

- Trị chứng sốt rét: Những người đi rừng lâu ngày bị sốt rét ác tính, sẽ rất nguy hiểm đến tính mạng. Để trị chứng này, lấy hạt thì là tươi, giã, vắt lấy nước uống hay phơi khô hạt, tán thành bột, sắc lấy nước uống.

- Chữa rối loạn kinh nguyệt: Thì là có tác dụng kích thích và điều hòa chu kỳ kinh nguyệt, làm giảm đau trong các trường hợp đau bụng kinh ở các thiếu nữ và trong các trường hợp bế kinh gây ra bởi thiếu máu, cảm lạnh. Cách dùng 60g dịch chiết lá thì là trộn chung với 15ml nước ép rau cần tây, chia 3 lần uống trong ngày.

- Chữa thiếu sữa: Nấu canh hoặc hãm hạt thì là với nước sôi để uống. Lưu ý, phụ nữ mang thai không nên sử dụng nhiều thì là vì trong thì là có chứa chất kích thích tử cung...

- Chữa giảm sưng và đau khớp: Lá thì là đun trong dầu vừng được điều chế thành một dạng thuốc dầu bôi vào nơi sưng và đau ở khớp sẽ giảm sưng, đau.

- Chữa mụn nhọt sưng tấy: Giã nát lá thì là tươi thành khối nhão rồi đắp lên các mụn nhọt đã chín bị vỡ ra có máu. Có thể trộn chung một ít bột nghệ rồi đắp lên các chỗ ung loét có mủ, tác dụng làm lành rất nhanh.

- Chữa rối loạn tiêu hóa: Ăn lá thì là nấu chín mỗi ngày giúp tiêu hóa tốt và chống táo bón. Với trẻ em, 1 - 2 muỗng nước sắc lá thì là trộn vào thức ăn sẽ phòng được chứng rối loạn tiêu hóa và giúp trẻ ngủ ngon giấc.



Tía tô

Tía tô còn có tên là tử tô, xích tô, bạch tô. Rau tía tô có mùi thơm, vị cay đặc trưng, tính ấm. Ngoàilàm rau gia vị, toàn bộ cây tía tô có thể dùng làm thuốc chữa bệnh.


Một số bài thuốc từ lá tía tô:

- Chữa mẩn ngứa, làm đẹp da: Vò lát lá tía tô vào nước tắm, bã lá tía tô có thể đắp vào vùng da bị ngứa.

- Chữa cảm ho: lá tía tô tươi 150g, 3 củ hành tươi thái nhỏ cho vào cháo nóng, ăn lúc còn nóng.
- Chữa cảm lạnh: Một nắm lá tía tô nấu với nước uống hoặc dùng lá tía tô với kinh giới, hương nhu, lá xả, lá tre nấu với nước để xông.
- Chữa cảm sốt, nhức đầu, ngạt mũi: Hạt tía tô 120g, vỏ quít 8g, cam thảo nam 10g, gừng tươi 3 lát sắc với nước uống nóng 1 lần 1 ngày.

- Chữa đau bụng, đầy chướng: Giã lá tía tô lấy một bát nước, hòa một chút muối cho uống một lần.

- Chữa trúng độc do ăn hải sản: Nếu ăn hải sản bị dị ứng, mẩn đỏ người thì dùng một nắm lá tía tô giã hay xay lấy nước uống, bã xát vào chỗ mẩn ngứa.

- Ngoài ra, lá tía tô non khi vò ra đem sát vào các mụn cơm vài lần thì mụn cơm sẽ bay mất. Khi các mụn cơm chính bay, mụn cơm nhỏ cũng sẽ tự mất đi.


Húng chanh

Còn gọi là cây rau tần, vị chua the, thơm hăng, tính ấm vào phế có công dụng giải cảm, tiêm đờm, khử độc và các chứng bệnh cảm cúm, lạnh phổi...


Một số bài thuốc từ cây húng chanh:

- Chữa hen suyễn: Lá húng chanh 12g, lá tía tô 10g. Hai thứ rửa sạch, sắc uống. Khi uống thuốc nên kiêng ăn thức ăn chiên xào, đồ uống lạnh, hải sản.

- Chữa ho cho trẻ: húng chanh kết hợp với lá hẹ, mật ong. Cả 3 thứ đem hấp, cho trẻ uống rất sạch miệng mà lại đỡ ho.

- Chữa rết, bọ cạp cắn, ong đốt: Lá húng chanh rửa sach, thái nhỏ hoặc nhai kỹ cho một ít muối vào rồi đắp lên vết thương, rất công hiệu.

- Chữa cảm cúm: Phối hợp với các thứ lá khác để nấu nước xông, điều trị cảm cúm.

Dị ứng, nổi mề đay: Lá húng chanh nhai nuốt nước, bã thì đắp hay xoa xát vào chỗ mề đay, dị ứng.


Hành

Hành là loại rau gia vị ưa thích của nhiều người, được sử dụng rộng rãi trong ẩm thực, ngoài ra hành còn là loại rau có khả năng chữa bệnh. Theo Đông y, hành làm thông khí, khí đẩy huyết, huyết đẩy khí... điều hòa kinh mạch và tạng phủ.


Một số bài thuốc chữa bệnh từ hành:

- Chữa cảm mạo phong hàn: Hành hoa 10g, lá tía tô 10g, hai vị đem thái nhỏ, lòng đỏ trứng 2 quả. Nấu cháo hoa sau đó cho hành hoa và tía tô, trứng vào đánh đều lên, ăn khi cháo còn nóng. Bài thuốc này có tác dụng giải cảm, ra mồ hôi.

- Chữa cảm sốt nhức đầu: Hành củ 30g, gừng tươi 20g, chè búp khô 8g, tía tô 6g. Sắc thuốc xong, cho bệnh nhân uống làm 2 lần trong ngày. Uống lúc thuốc còn nóng.

- Chữa mụn nhọt, chín mé: Hành củ nướng chín giã nát đắp vào mụn nhọt, chỗ đau  khi còn nóng.

- Chữa viêm tuyến vú: Hành 20 - 30g, giã nát, hấp nóng. Đắp chườm vào chỗ đau.

- Chữa tai biến mạch máu não: Ngay khi mới bị, hành một nắm nhỏ, giã nát hòa với nước tiểu trẻ em. Vắt lấy nước uống.

- Chữa động thai ra máu: Hành củ 20g, giã nát. Ăn với cháo gạo nếp khi còn nóng.

- Chữa đau thần kinh sườn: Củ hành tươi 100g, gừng sống 2 củ, củ cải trắng 2 miếng. Giã nát, sao nóng bọc vào túi vải hơ nóng đắp vào chỗ đau.

- Chữa sâu bọ độc cắn bị thương: Hành củ to, mật ong vừa đủ, cùng giã nát dạng hồ đắp vào chỗ đau.

- Chữa viêm khớp: Củ hành to 60g, gừng già 15g. Cùng giã nát, cho rượu trắng vừa đủ, đánh đều đắp vào chỗ đau.

- Chữa tay chân tê dại: Củ hành to 62g, gừng 16g, ớt 3g, đun nước uống. Ngày 2 lần.


Dầu trị viêm xoang blog

Dầu viêm xoang Shopee

Dầu trị viêm xoang Lazada

CỒN CÔNG NGHIỆP METHANOL

CỒN NƯỚC (CỒN MẬT) DÀNH CHO BẾP CỒN NẤU LẨU TẠI CÁC NHÀ HÀNG, QUÁN ĂN