Các bài thuốc y học cổ truyền điều trị bệnh từ cây LA RỪNG

Cây LA RỪNG hay còn thường gọi bởi nhiều cái tên trong dân gian là cây la, cây ngoi, cà pô hức, cây chìa vôi và cây sang mou. Trong y học cổ truyền, La rừng là một vị thuốc có tính bình và vị cay, thường ứng dụng trong việc cầm máu, sát trùng và tiêu thũng.


Các bài thuốc y học cổ truyền điều trị bệnh từ cây LA RỪNG

cây la rừng


Đây là một loại cây thuộc họ Cà Solanace ae, có tên khoa học là Solanum verbascifolium L. La rừng thuộc dạng cây nhỏ hoặc nhỡ cao 2.5-5 m. La rừng chủ yếu mọc hoang ở các tỉnh khu vực miền bắc ở nước ta Toàn cảnh, lá phủ một lớp lông dày hình sao màu vàng nhạt, hoặc vàng xám.

Lá la rừng mọc cách, hình thuôn, hai đầu nhọn, mép nguyên, cả hai mặt đều có lông min, dày hơn mặt dưới, cuống ls dài 2-4 cm. Cụm hoa hình xim lưỡng phân hoặc xim ngù, hoa hình chén, phủ đầy lông mềm, tràng hoa màu vàng nhạt, đường kính 0.5-1.3 cm, với 6 hình cầu, đường kính 6mm, hạt rất nhiều có vân mạng đường kính 2mm. Lá cây la rừng có khi vò có mùi thơm phảng phất mùi hồng bì.

Các bài thuốc y học cổ truyền điều trị bệnh từ cây LA RỪNG


Lá la rừng tươi sau khi đem về có thể rửa sạch, phơi hoặc sấy khô để sử dụng lâu dài. Vùng thân rễ của cây la rừng cũng được thu hoạch về thái thành nhiều miếng mỏng để phơi khô để bảo quản, dùng dần cả năm.

Theo y học cổ truyền, lá La rừng dạng tươi hoặc khô đều có hiệu quả giống nhau, vì vậy đa số sử dụng phương pháp phơi khô để thuận tiện bảo quản, có tác dụng chữa lòi dom, hắc lào, sán trâu bò. Tại các nước khác lá la được dùng chữa tiểu tiện đục và phụ nữ khí hư.


Các bài thuốc y học cổ truyền điều trị bệnh từ cây LA RỪNG 


Chúng tôi xin chia sẻ một số bài thuốc chữa bệnh từ cây La rừng như sau:


- Đắp lòi dom: Lá la rừng tươi ngăt bỏ cuống và gân, giã nát sao nóng dịt vào chỗ lòi dom sau khi đã rửa sạch bằng nước ấm. Có thể để nguyên cả lá, úp vào dom hay nướng cháy lá vo lại cho vào hậu môn. Nên làm vào buổi tối trước khi đi ngủ để tránh đi lại.


- Trị đau đầu thay đổi thời tiết: Lấy lá la rừng 1 nắm giã nát rồi đắp vào 2 bên thái dương, băng giữ để không bị rơi. Nằm nghỉ ngơi, đắp thuốc khoảng 2 tiếng. Dùng liền 5 ngày.


- Chữa hắc lào: Lá la tươi vò lấy nước, chấm vào vết hắc lào.


- Trị ghẻ lở: Dùng cành lá, nấu nước ngâm chân rửa nơi vùng da bị tổn thương.


- Chữa trĩ ngoại (mới mắc): Dùng lá la rừng tươi, ngắt bỏ cuống và gân, giã nát, sao nóng (chú ý tránh bị bỏng) đắp vào chỗ lòi dom sau khi đã rửa sạch bằng nước ấm. Cũng có thể để nguyên lá, úp vào dom hay nướng cháy lá, vo lại cho vào hậu môn. Đắp thuốc trong 2 tiếng, làm vào buổi tối trước khi đi ngủ để tránh vận động.


XEM THÊM BÀI: Bài thuốc Y học cổ truyền về cây Yên Bạch chữa lành vết thương

Acetone

CỒN NƯỚC (CỒN MẬT) DÀNH CHO BẾP CỒN NẤU LẨU TẠI CÁC NHÀ HÀNG, QUÁN ĂN

CỒN CÔNG NGHIỆP METHANOL