Dưỡng Cốt Thang Can Phế

Dưỡng Cốt Thang Can Phế là bài thuốc gia truyền chuyên hỗ trợ điều trị cho người bị bệnh Gan và Phổi, đây là bài thuốc kết hợp giữa các loại thảo dược thiên nhiên từ kết quả của quá trình nghiên cứu và kế thừa các bài thuốc y học dân tộc. Từ khi ra đời, bài thuốc đã đem đến cho người bị bệnh những tia hy vọng mới trong cuộc chiến với bệnh tật, tạo ra hiệu quả điều trị tốt nhất cho người bệnh.

Dưỡng Cốt Thang Can Phế

Dưỡng Cốt Thang Can Phế


THÀNH PHẦN: Diệp hạ châu, Cỏ thuốc dồi, Cà gai leo và một số thảo dược gia truyền khác,…


CÔNG DỤNG:

- Hỗ trợ điều trị các chứng bệnh đường hô hấp như ho lâu ngày, ho mãn tính, viêm phế quản, tiêu đờm, bổ phổi,…

- Hỗ trợ điều trị bệnh viêm gan, xơ gan, men gan cao,…

- Giải độc cơ thể, Phòng ngừa bệnh tật, Giúp ăn ngủ ngon,…


QUY CÁCH ĐÓNG GÓI: 50gram/gói/thang


CÁCH DÙNG: đem thuốc rửa sơ, lấy 1 gói (thang) nấu với 1.5 lít nước trong 30 phút, uống hết trong ngày. Ngày uống 1-2 gói.


CHỐNG CHỈ ĐỊNH: Không dùng cho phụ nữ đang mang thai.


GIÁ BÁN: 19.500đ/gói 50gram


BẤM VÀO LINK ĐỂ MUA SẢN PHẨM TẠI:

SHOPEE


Cơ sở thuốc đông y Tuấn Sáu

Ấp Long Bình, Long An, Châu Thành, Tiền Giang

SĐT: 0788711719

Các bài thuốc y học cổ truyền điều trị bệnh từ cây LA RỪNG

Cây LA RỪNG hay còn thường gọi bởi nhiều cái tên trong dân gian là cây la, cây ngoi, cà pô hức, cây chìa vôi và cây sang mou. Trong y học cổ truyền, La rừng là một vị thuốc có tính bình và vị cay, thường ứng dụng trong việc cầm máu, sát trùng và tiêu thũng.


Các bài thuốc y học cổ truyền điều trị bệnh từ cây LA RỪNG

cây la rừng


Đây là một loại cây thuộc họ Cà Solanace ae, có tên khoa học là Solanum verbascifolium L. La rừng thuộc dạng cây nhỏ hoặc nhỡ cao 2.5-5 m. La rừng chủ yếu mọc hoang ở các tỉnh khu vực miền bắc ở nước ta Toàn cảnh, lá phủ một lớp lông dày hình sao màu vàng nhạt, hoặc vàng xám.

Lá la rừng mọc cách, hình thuôn, hai đầu nhọn, mép nguyên, cả hai mặt đều có lông min, dày hơn mặt dưới, cuống ls dài 2-4 cm. Cụm hoa hình xim lưỡng phân hoặc xim ngù, hoa hình chén, phủ đầy lông mềm, tràng hoa màu vàng nhạt, đường kính 0.5-1.3 cm, với 6 hình cầu, đường kính 6mm, hạt rất nhiều có vân mạng đường kính 2mm. Lá cây la rừng có khi vò có mùi thơm phảng phất mùi hồng bì.

Các bài thuốc y học cổ truyền điều trị bệnh từ cây LA RỪNG


Lá la rừng tươi sau khi đem về có thể rửa sạch, phơi hoặc sấy khô để sử dụng lâu dài. Vùng thân rễ của cây la rừng cũng được thu hoạch về thái thành nhiều miếng mỏng để phơi khô để bảo quản, dùng dần cả năm.

Theo y học cổ truyền, lá La rừng dạng tươi hoặc khô đều có hiệu quả giống nhau, vì vậy đa số sử dụng phương pháp phơi khô để thuận tiện bảo quản, có tác dụng chữa lòi dom, hắc lào, sán trâu bò. Tại các nước khác lá la được dùng chữa tiểu tiện đục và phụ nữ khí hư.


Các bài thuốc y học cổ truyền điều trị bệnh từ cây LA RỪNG 


Chúng tôi xin chia sẻ một số bài thuốc chữa bệnh từ cây La rừng như sau:


- Đắp lòi dom: Lá la rừng tươi ngăt bỏ cuống và gân, giã nát sao nóng dịt vào chỗ lòi dom sau khi đã rửa sạch bằng nước ấm. Có thể để nguyên cả lá, úp vào dom hay nướng cháy lá vo lại cho vào hậu môn. Nên làm vào buổi tối trước khi đi ngủ để tránh đi lại.


- Trị đau đầu thay đổi thời tiết: Lấy lá la rừng 1 nắm giã nát rồi đắp vào 2 bên thái dương, băng giữ để không bị rơi. Nằm nghỉ ngơi, đắp thuốc khoảng 2 tiếng. Dùng liền 5 ngày.


- Chữa hắc lào: Lá la tươi vò lấy nước, chấm vào vết hắc lào.


- Trị ghẻ lở: Dùng cành lá, nấu nước ngâm chân rửa nơi vùng da bị tổn thương.


- Chữa trĩ ngoại (mới mắc): Dùng lá la rừng tươi, ngắt bỏ cuống và gân, giã nát, sao nóng (chú ý tránh bị bỏng) đắp vào chỗ lòi dom sau khi đã rửa sạch bằng nước ấm. Cũng có thể để nguyên lá, úp vào dom hay nướng cháy lá, vo lại cho vào hậu môn. Đắp thuốc trong 2 tiếng, làm vào buổi tối trước khi đi ngủ để tránh vận động.


XEM THÊM BÀI: Bài thuốc Y học cổ truyền về cây Yên Bạch chữa lành vết thương

Bài thuốc Y học cổ truyền về cây Yên Bạch chữa lành vết thương

Cây yên bạch là một loài thực vật mọc dại phổ biến ở khu vực Tây Bắc Việt Nam. Được biết đến qua các ghi chép của người dân tộc H-Mông, cây yên bạch có tác dụng chữa lành vết thương.

Theo truyền thống, khi người H-Mông đi rừng rẫy và bị thương, họ chỉ cần vò nát lá cây yên bạch và đắp lên vết thương. Lập tức máu sẽ cầm lại và vết thương sẽ nhanh chóng liền. Vậy thực tế, công dụng của cây yên bạch ra sao?

Cây yên bạch, còn được gọi bằng nhiều tên khác như cỏ lào hoặc bớp bớp, có tên khoa học là Chromolaena odorata và thuộc họ Cúc - Asteraceae.

Loài cây này có kích thước khá nhỏ, cao khoảng 1 - 2 m với các cành phân ngang. Thân cây yên bạch có hình tròn, vỏ thân màu rất nhạt với các rãnh nhỏ và lớp lông mịn màng. Lá cây yên bạch cũng có lông mịn ở hai mặt và có mùi hơi hăng. Hoa của cây mọc thành chùm dài khoảng 1 cm, có màu vàng lục.

Cây yên bạch phân bố rộng rãi ở Việt Nam, từ đồng bằng, trung du đến các vùng núi thấp. Loài cây này có khả năng chịu ánh sáng và hạn, nên thích nghi tốt với nhiều loại đất khác nhau, đặc biệt là ở những nương rẫy bị bỏ hoang.

Bộ phận dùng là lá và rễ cho tác dụng chủ yếu của cây yên bạch, có thể thu hoạch quanh năm và cần sử dụng khi còn tươi.

Công dụng của cây yên bạch chủ yếu nhờ vào các thành phần hóa học chính, bao gồm tinh dầu, tannin, flavonoid, coumarin, và alkaloid. Đặc biệt, hàm lượng tinh dầu trong cây chiếm khoảng 0,16%.

Về tính vị, cây yên bạch có vị hơi đắng, tính ấm và có mùi thơm đặc trưng.


Những tác dụng dược lý của cây yên bạch được sử dụng trong điều trị:

Cầm máu và làm liền sẹo: Một nghiên cứu trên 86 bệnh nhân sử dụng cây yên bạch để điều trị vết thương nhiễm trùng và chậm hồi phục cho thấy cây yên bạch giúp cầm máu, mau lành vết thương và giảm hoại tử da. Ngoài ra, cây yên bạch còn giúp tăng sinh mô hạt và liền sẹo, với các vết sẹo mềm, mịn, không bị lồi, có màu hồng hoặc nâu nhạt.

Kháng khuẩn: Cây yên bạch có khả năng ức chế các chủng vi khuẩn như tụ cầu vàng, trực khuẩn mủ xanh, và các chủng kháng kháng sinh như Escherichia và Proteus.

Chữa đau nhức xương khớp: Giúp giảm đau nhức xương khớp ở người lớn tuổi.

Phòng và trị đỉa cắn.

Chữa táo bón và các bệnh về răng miệng.


Một số bài thuốc được tham khảo sử dụng từ cây yên bạch:

Chữa táo bón, tiêu chảy:

Bài thuốc được giảng viên Y học cổ truyền – Trường Đại học Lương Thế Vinh, Tiến sĩ Hoàng Ngọc Hà chia sẻ như sau: Cây yên bạch này được bà con vùng núi sử dụng khi bị tiêu chảy. Cách làm rất đơn giản: lấy vài ngọn cây yên bạch rửa sạch, giã nhuyễn rồi thêm ít muối trắng. Người bệnh nuốt toàn bộ cả bã, mang lại hiệu quả nhanh chóng.

Cây yên bạch được sử dụng trong các bài thuốc trị táo bón, tiêu ra máu, táo bón kéo dài và bệnh trĩ xuất huyết nhờ tác dụng kháng khuẩn, cầm máu và liền sẹo.


Cầm máu khi bị đỉa cắn:

Để cầm máu khi bị đỉa cắn, người bệnh dùng vài lá cây yên bạch đập dập nhẹ, sau đó xát vào vết thương sẽ giúp cầm máu ngay lập tức.


Cây yên bạch trị đau mắt:

Khi bị đau mắt, người bệnh dùng một ít ngọn cây yên bạch, rửa sạch rồi giã nát trong bát. Sau đó, dùng vài miếng băng gạc trộn chung rồi đem hấp cách thủy khoảng 30 phút.

Tiếp theo, người bệnh rửa sạch mắt với nước muối loãng rồi đắp phần cây yên bạch đã chế biến lên mắt. Thay gạc mỗi 12 tiếng. Những trường hợp đau mắt nhẹ có thể khỏi sau 1-2 lần đắp.


Yên bạch được sử dụng chữa đau mắt đỏ

Chữa vết thương phần mềm:

Các vết thương phần mềm, bầm tím do tai nạn sẽ giúp giảm sưng đau hiệu quả khi sử dụng cây yên bạch. Người bệnh lấy một nắm lá cây yên bạch đã rửa sạch, đập dập nát rồi đắp vào vết thương. Sử dụng từ 4-5 lần trong ngày. Cây yên bạch sẽ giúp vết thương giảm sưng đau nhanh chóng, cầm máu tốt, hỗ trợ liền vết thương nhanh và hạn chế viêm nhiễm.

Trị bong gân:

Vận động viên luyện tập quá sức hoặc người chơi thể thao bị bong gân có thể áp dụng bài thuốc từ cây yên bạch. Chỉ cần lấy lá yên bạch rửa sạch, đập nát rồi bó vào chỗ bị bong gân, sẽ giúp giảm đau, giảm sưng và nhanh chóng phục hồi khả năng vận động.


Chữa lỵ trực khuẩn:

Người bệnh lấy vài ngọn cây yên bạch tươi, rửa sạch, thái nhỏ rồi chần qua nước sôi khoảng 75 độ C trong 2 giờ. Sau đó ngâm với 500 ml nước, đảm bảo nước vẫn ấm. Cứ mỗi 10 phút đun sôi lại một lần, sau đó vắt sạch lọc lấy nước thuốc và đun nhỏ lại còn khoảng 150 ml. Người lớn uống 3 lần mỗi ngày, mỗi lần 50 ml, uống đến khi khỏi bệnh.


Chữa loét giác mạc:

Người bệnh lấy một ít lá cây yên bạch, rửa sạch rồi giã nhuyễn, cho vào nồi hấp khoảng 30 phút. Sau đó lấy ra rửa mắt với nước muối. Cách sử dụng cho tác dụng hiệu quả nhất là đắp bã cây yên bạch lên mắt để tiêu diệt vi khuẩn, đắp vài lần là khỏi. Thời gian mỗi lần đắp từ 10 đến 12 giờ.

Điều trị bỏng từ cây yên bạch:

Dịch chiết từ cây yên bạch có tác dụng ức chế vi khuẩn mạnh, kích thích biểu mô làm liền vết thương và giảm sưng viêm ở người bị bỏng.

Cây yên bạch là loài mọc dại thường gặp ở khu vực Tây Bắc Việt Nam và là một thảo dược có nhiều công dụng trong điều trị bệnh. Tuy nhiên, phương pháp điều trị nào cũng có những tác dụng phụ, nên người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

TÌM HIỂU TÁC DỤNG CHỮA BỆNH CỦA QUẢ MƯỚP TƯƠI

Theo y học cổ truyền thì mướp có tính mát, vị ngọt, có tác dụng thanh nhiệt hóa đàm, giải độc, ai thai thông sữa ở bà bầu và phụ nữ sau sinh, chữa các bệnh như sốt cao, ho, suyễn nhiều đờm, trĩ, khí hư, mun ngọt, viêm đường tiết liệu.

Quả mướp chứa saponin, chất nhày, chất béo, protein, rất nhiều nước; có protid, lipid, glucid, xenluloza, chất vô cơ (calci, phospho, sắt…); vitamin B1, B2, C, betacaroten; saponin và một số chất khác.

Theo y học cổ truyền, quả mướp vị ngọt, tính bình; vào kinh can và vị; tác dụng thanh nhiệt hóa đàm, lương huyết giải độc. Chữa sốt cao, phiền khát, ho suyễn nhiều đờm, khí hư huyết lâm, mụn nhọt ung thũng, táo bón… Mướp già đốt tồn tính, dùng làm thuốc có thể khử phong, hóa đờm, lương huyết, giải độc, sát khuẩn, thông kinh lạc, thông sữa. Theo”Lục xuyên bản thảo” mướp sinh cân chỉ khát, giải nhiệt trừ phiền, làm nhuận da, trị chứng khát bệnh nhiệt, trị thân nhiệt phiền táo.


Khi nhắc đến mướp, người ta thường nghĩ ngay đến món canh giải nhiệt trong những ngày hè oi ả... Nhưng chắc chắn nhiều người chưa biết rằng từ quả mướp còn có thể dùng chữa nhiều bệnh như:

– Thanh nhiệt hóa đàm, tiêu viêm, chỉ khát: Mướp tươi 500g, đường trắng vừa đủ. Mướp rửa thật sạch, cắt nhỏ, ép lấy nước (dùng máy ép là tốt nhất) rồi hòa với đường trắng, dùng làm nước giải khát trong ngày.

– Giải thử nhiệt, làm sáng mắt, hóa đàm, tiêu viêm, chỉ khát: Mướp tươi 500g, khổ qua (mướp đắng) 200g, đường trắng vừa đủ. Mướp gọt vỏ, mướp đắng bỏ ruột, rửa sạch thái vụn rồi ép lấy nước, hòa đường trắng,  chia uống vài lần trong ngày.

– Hóa đàm, tiêu viêm, chỉ khát: Mướp tươi 500g, khế 200g, đường trắng lượng vừa đủ. Mướp gọt vỏ, khế rửa sạch, thái vụn, ép lấy nước, hòa đường trắng, chia uống vài lần trong ngày.

Canh mướp có tác dụng như:

– Hành khí lợi niệu, hóa đàm tiêu viêm, chỉ khát: Mướp tươi 500g, củ cải 200g, đường trắng lượng vừa đủ. Mướp và củ cải gọt vỏ, thái vụn, ép lấy nước, hòa đường trắng làm nước giải khát trong ngày.

– Giải thử nhiệt, sáng mắt, hóa đàm, tiêu viêm, chỉ khát: Mướp tươi 500g, nước dừa 500g. Mướp gọt vỏ rửa sạch, thái miếng, ép lấy nước, hòa với nước dừa dùng làm nước giải khát trong ngày.

– Bồi bổ sức khỏe, thanh nhiệt, hóa đàm, tiêu viêm, chỉ khát: Mướp tươi 500g, sữa bò tươi 500g. Mướp gọt vỏ rửa sạch, thái vụn ép lấy nước, hòa với sữa tươi, chia uống vài lần trong ngày.

– Bổ dưỡng, lợi tiểu, thanh nhiệt, bình can, giáng áp, rất tốt cho những người bị tăng huyết áp, viêm thận, viêm gan: Mướp tươi 300g, táo ta 200g, chanh 50g, đường phèn lượng vừa đủ. Mướp và táo gọt vỏ, rửa sạch, thái vụn, ép lấy nước, hòa với nước chanh và đường phèn, dùng làm nước giải khát trong ngày.

– Giải độc sung dương, hóa đàm, tiêu viêm, chỉ khát: Mướp tươi 200g, hành tây 20g. Mướp và hành tây bỏ vỏ, thái vụn, ép lấy nước, chia uống vài lần trong ngày.



Lưu ý : Những người tỳ vị hư yếu, hay đau bụng, đại tiện lỏng nát không nên dùng.

 

TOP NHỮNG CÂY THUỐC NAM CHỮA UNG THƯ NỔI TIẾNG

I. Thuốc nam là gì?

Thuốc Nam và thuốc Bắc, rất nhiều người đang có sự nhầm lẫn và thậm chí không phân biệt được giữa hai dạng thuốc này. Trên thực tế, thuốc Nam chính là những bài thuốc của người Nam nghiên cứu phát triển ra, từ công thức cho đến dược liệu đề có ở nước Nam. Còn thuốc Bắc là những bài thuốc bắt nguồn từ phương Bắc (Trung Quốc) và nguồn nguyên dược liệu đa phần cũng được lấy từ đó.

Các bài thuốc được sử dụng trong điều trị bệnh lý có lịch sử lâu đời nhất hiện nay. Sự hình thành của các bài thuốc dựa trên quá trình tích lũy về nhận biết tính dược liệu của chúng trải qua nhiều nằm hoặc hàng ngàn năm. Thuốc được sử dụng rộng rãi trong mọi tầng lớp xã hội, chữa các loại bệnh với các thành phần dược liệu và cách thức sử dụng khác nhau.


II. Những bệnh ung thư có thể chữa bằng thuốc nam
Các bài thuốc nam được nghiên cứu phát triển là để chữa bệnh, với mỗi dạng bệnh sẽ có các dược liệu và cách sử dụng phù hợp, đối với bệnh ung thư cũng không phải trường hợp ngoại lệ.

Tuy nhiên, ung thư có rất nhiều dạng bệnh, thuốc nam có tác dụng chữa trị đối với những loại nào? Trên thực tế, thuốc nam có tác dụng đối với mọi loại bệnh ung thư, dựa trên tính dược lý của mỗi loại dược liệu mang đến, các thầy thuốc sẽ kết hợp và chỉ ra cách sử dụng có được hiệu quả tốt nhất cho người bệnh.

III. 7 cây thuốc nam chữa ung thư nổi tiếng nhất hiện nay
1. Cây đu đủ

Đu đủ là một loại cây ăn quả ai cũng biết, cây thân tròn rỗng, lá phát triển thành tàu với cấu trúc cuống lá 1 đầu bám lấy thân, lá phát triển rộng ở đầu còn lại, lá đu đủ phát triển bản rộng, có màu xanh, cây có 2 dạng đực và cái, cây đực hoa phát triển từng chùm với nhánh dài từ kẽ lá, cây cái hoa phát triển ít ở kẽ lá sau đậu thành quả, hoa du đủ màu trắng vàng, quả màu xanh, khi chín chuyển vàng.

Lá đu đủ được biết đến là một vị thuốc Nam có khả năng hỗ trợ điều trị ung thư hiệu quả. Theo đó, chỉ cần hái lá đu đủ xuống, rửa sạch, cắt nhỏ rồi cho vào nồi với nước, đun sôi thì để lửa nhỏ duy trì khoảng 2 tiếng, nước thu được đem uống hàng ngày. Ngoài cách trên, còn có thể sử dụng kết hợp với các loại được liệu khác để tăng hiệu quả chữa bệnh:

+ 20-30g lá đu đủ khô.
+ Kết hợp với xạ đen hoặc cây xương khỉ bìm bịp.
+ Sắc nước đem uống hàng ngày, uống sau bữa ăn 30 phút.
** Trong quá trình sử dụng bài thuốc, người bệnh cần kiêng rượu bia, thuốc lá, các chất gây kích thích khác. Đồng thời không nên ăn rau muống, hải sản, các món dầu mỡ, cay nóng và chú ý duy trì chế độ làm việc, nghỉ ngơi hợp lý.

2. Cây hoa hòe
Cây hoa hòe hay còn gọi là hòe hoa mễ hay hòe mễ, có tên khoa học là Sophora japonica L. Cây thuộc nhóm cây to cao từ 5-10m, lá kép lông chim sẻ, mọc so le, hoa bình cánh bướm màu vàng trắng mọc thành từng bông, quả một giáp dài, đôi khi hợ cong. thành phần các chất bao gồm rutin, glucozit, quercetin, flavonoid… Cây có tác dụng chống lại sự phát triển của các tế bào ung thư, tăng sức đề kháng và giảm độc tính của hóa chất điều trị ung thư.

Bên cạnh đó, hoa hòe còn có các tác dụng dược lý vô cùng tốt như: Hỗ trợ trị chứng thổ huyết, chảy máu cam không cầm được, ho và khạc ra máu, đại-tiểu tiện ra máu, trĩ, lỵ, hạ sốt…

Sử dụng hoa hòe như bài thuốc nam hỗ trợ điều trị ung thư, cách thực hiện như sau:

+ 5-7g hoa hòe sấy khô
Cho vào nồi với một lượng nước vừa đủ, đun sôi khoảng 10 phút, sử dụng uống hàng ngày thay nước. Nước hoa hòe có mùi thơm nhẹ, vị ngọt man mác khá dễ uống. Sử dụng nên kiên trì và trong quá trình dùng cần kiêng khem các chất kích thích, đồ tanh, đồ cay nóng, dầu mỡ.

3. Cây hạ khô thảo
Hạ khô thảo có tên khoa học là Brunrlla, tên dân gian là ô rô, hổ kế, mã kế, miêu khế, đại kế dịp… là một loại cây sống dai, thân vuông màu hơi tím đỏ, lá mọc đối có hình trứng hay mác dài, mép nguyên hoặc hơi có răng cưa, có ít lông ở thân và lá, hoa đậu thành cụm ở đầu cành, cánh hoa màu tím nhạ, quả nhỏ cứng. Thành phần dược liệu alcaloid ở trạng thái lỏng, glycosid (tiliaxin), enzym labenzym, inulin, tinh dầu… có tác dụng  hỗ trợ điều trị ung thư, đặc biệt là ung thư gan hiệu quả.

Bên cạnh đó, vị thuốc này còn có tác dụng đẩy lùi độc tố, tiêu viêm, làm sáng mắt, hạ huyết áp, lợi tiểu, làm đẹp cho phụ nữ bởi khả năng tăng sinh collagen, làm lành vết thương, kháng khuẩn…

Sử dụng như bài thuốc Nam chữa ung thư từ hạ khô thảo thành dược liệu bao gồm như sau:

+ 90g rễ hạ khô thảo
+ 90g rễ hàm ếch
- Chia ra nấu riêng mỗi thứ một nồi, sử dụng bỏ bã thêm đường cho dễ uống, uống chia 2 bữa sáng chiều (uống nước rễ hạ khô thảo buổi chiều, uống nước rễ hàm ếch buổi sáng). Sử dụng bài thuốc liên tục khoảng 3-6 tháng để có được kết quả trị liệu tốt nhất.

4. Cây xáo tam phân
Xáo tam phân là cây thuộc họ xam, có tê khoa học là Paranignya Trimera (Olivv) Guillaum, còn trong dân gian có thể gọi dưới nhiều cách khác nhau như cây thần xạ, cây mọi, cây đơn diệp đằng thích… Đây là dạng cây thân gỗ nhỏ, hơi cứng, thân có màu nâu, toàn thân có gai nhọn, vỏ có màu vàng nhạt, lá cây mọc đơn thuôn dài, đầu lá bầu hoặc xẻ giống hình trái tim, phiến lá dày, mặt trên có màu xanh đậm hơn mặt dưới, rễ cây mềm có màu vàng đậm hơn thân, nụ hoa có màu xanh khi nở có màu trắng, hoa đậu thành chùm ở kẽ lá hoặc đầu cành.

Thành phần hoạt chất có trong cây và rẽ cây xáo tam phân carotenoid, terpenoid, flavonoid, alkaloid, tannin, enzyme… Cây có khả năng ức chế sự phát triển của các tế bào ung thư, đặc biệt có tác dụng  mạnh mẽ đối với hỗ trợ điều trị các dòng bệnh ung thư gan, ung thư cổ tử cung.

Sử dụng như bài thuốc Nam điều trị ung thư hiện cách thức thực hiện như sau:

+ 50g rễ xáo tam phân
+ 30g nấm linh chi
+ 20g lá mãng cầu xiêm
- Các vị thuốc đem cho vào ấm với 1,5 lít nước, đun cạn chỉ còn khoảng 1 lít nước, chia ra sử dụng uống nhiều lần trong ngày. Thuốc Nam nên việc sử dụng cần kéo dài mới nhận thấy rõ hiệu quả. Trong quá trình dùng thuốc người bệnh cần chú ý uống thuốc trong ngày, ăn uống phải kiêng khem các món dầu mỡ, thịt mỡ, thuốc lá, bia rượu… Cùng với đó, là chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi hợp lý.

5. Cây bán chi liên
Bán chi liên hay còn gọi là hoàng cầm râu, tử liên thảo, nha loát thảo, hiệp điệp… và cây có tên khoa hoc là Radix Scutellariae barbatae. Cây thuộc loại thân thảo, sống lâu năm, thân có dáng vuông, có lông ngắn phủ quanh, lá mọc đối, phiến thon dài 1-2cm, mép lá có răng đều, mặt trên lá có gân đôi, mặt dưới có cuống mảnh, hoa màu tím, quả hình thận và có màu đen sâm.

Cây bán chi liên có chứa nhiều thành phận dược chất quý: Scutellarein, isocarthamidin, carthamidin, 5,7,4’-trihydroxy-8-methoxy flavone, baicalein, galactose, rhamnose, glucose… Cây có tác dụng hỗ trợ ức chế và triệt tiêu khối u, đặc biệt là các khói u vòng họng, u biểu mô miệng và u đại trực tràng ở thời kỳ đầu hiệu quả.

Sử dụng như một bài thuốc nam điều trị ung thư bên cạnh công thức kết hợp với bán chi liên và xạ đen, còn có cách kết hợp sau:

+ 20g bán chi liên
+ 20g diệp hạ châu
+ 20g rau dừa kiểng
+ 20g bạch hoa xà thiện thảo
+ 30g cây kim vàng
- Tất cả đem sắc thành trà lấy nước uống hàng ngày. Quá trình sắc trà với bán chi liên cần chú ý để lửa nhỏ để dược chất trong thuốc ra hết, sử dụng kiên trì trong 3-6 tháng. Trung quá trình dùng thuốc khong nên ăn rau muống, đậu xanh, trà khô sẽ làm giảm tác dụng thuốc. thuốc không sử dụng cho phụ nữ đang mang thai.

6. Cây bạch hoa xà thiệt thảo
Bạch hoa xà thiện thảo là một loại cây thuộc họ cà phê, cây có tên khoa học là Phumbago Zeylanica, các tên gọi khác xà thiện thảo, cây lữ đồng, giáp mãnh thảo. Đây là loại cây thân thảo, thân có cấu trúc vuông màu nâu nhạt, lá mọc đối hình mác, thuôn, đầu lá nhọn, có gân giữa nổi rõ, hoa màu trắng, co cuống và phân thành 4 cánh.

Thành phần chủ yếu có trong bạch hoa xà thiện thảo: iridoid, anthraquinone, stigmasterol, alkaloid, flavonoid,…  Có tác dụng khống chế sự phát triển của các tế bào ung thư, đặc biệt là ung thư trực tràng mà không gây tác dụng phụ, tạo nên hệ miễn dịch mạnh chống lại các biến chứng của khối u hiệu quả.

Sử dụng như một bài thuốc nam trị ung thư ngoài công thức như ở trên, còn có thêm cách sử dụng sau:

+ 160g bạch hoa xà thiện thảo
+ 160g bạch mao căn mỗi
- Cả 2 loại dược liệu đều sử dụng ở dạng tươi, đem sửa rạch, cho vào ấm sắc lên sử dụng uống hàng ngày. Để dễ uống, có thể bỏ thêm đường vào nhưng không nên quá nhiều. trong quá trình sử dụng cũng cần kiêng khem đúng cách và đặc biệt chú ý, bài thuốc không sử dụng cho phụ nữ có thai.

7. Cây xạ đen
Xạ đen là một loại cây dây léo, thân gỗ không có lông mọc thành bụi, lá có hình bầu dục, lúc non có màu đỏ tía, khi lớn và già có màu xanh đậm, hoa có màu trắng mọc thành chùm trên ngọn các cành hoặc dưới nách lá, kết quả hình nang trứng. Trong xạ đen có chứa các chất Flavanoid, Quinon, Saponnin Trirerpenoid… Cây có tác dụng ngăn sự hình thành của các tế bào ung thư, đặc biệt là ung thư gan và hỗ trợ bệnh nhân ung thư nâng cao sức đề kháng, gia tăng hiệu quả chống chọi với bệnh vô cùng hiệu quả, điều này được chứng minh trong rất nhiều công trình nghiên cứu khoa học của các vị bác sỹ, giáo sư. 

Bên cạnh đó, cây xạ đen còn có các tác dụng đáng nổi bật khác: Thanh nhiệt, giải độc, điều trị mụn nhọt, điều hòa kinh nguyệt, an thần, hỗ trợ điều trị cao huyết áp, hỗ trợ điều trị viêm gan, xơ gan, gan nhiễm mỡ, men gan tăng cao…

Sử dụng như một bài thuốc nam chữa ung thư, xạ đen được thu hạch, làm sạch, chặt nhỏ rồi phơi hoặc sao khô trước khi sử dụng điều chế. Điều chế thuốc hỗ trợ điều trị ung thư, xạ đen thường được kết hợp thêm với một vài vị thuốc nam khác để tăng hiệu quả:

+ 50g xạ đen
+ 40g cây bạch hoa xà thiện thảo
+ 20g cây bán chi liên
- Đem rửa sạch, sắc thuốc sửa dụng uống mỗi ngày một thang. Để hiệu quả bài thuốc nam với xạ đen phát huy tác dụng tốt toàn diện, trong quá trình sử dụng người bệnh cần kiêng bia rượu, chất kích thích, thuốc lá, hạn chế đồ tanh, nội tạng động vật, rau muống…


NHỮNG BÀI THUỐC DÂN GIAN CHỮA BỆNH VẢY NẾN

Mặc dù không có cách chữa dứt điểm bệnh vảy nến, thuốc có thể kiểm soát các triệu chứng liên quan. Nếu không muốn dùng thuốc, bạn có thể thử các bài thuốc dân gian để đối phó với bệnh vảy nến.

Bệnh vẩy nến là một rối loạn thể chất phức tạp, gây ra những đốm có vẩy đỏ trên da. Hiện vẫn chưa có phương pháp điều trị dứt điểm bệnh vẩy nến. Nguyên nhân thực sự của bệnh chưa được làm rõ. Các bác sĩ cho rằng đó có thể là do các yếu tố di truyền hoặc môi trường hoặc cả hai. Nếu tiền sử gia đình bị bệnh vảy nến, cũng không loại trừ các thế hệ sau có thể bị bệnh này.

Bệnh vảy nến có thể xuất hiện ở bất cứ nơi nào trên cơ thể như trên da dầu, móng tay, khuỷu tay, đầu gối… Mặc dù không có cách chữa dứt điểm bệnh này, thuốc có thể kiểm soát các triệu chứng liên quan. Nếu không muốn dùng thuốc, bạn có thể thử các bài thuốc dân gian để đối phó với bệnh vảy nến. Các bài thuốc này dựa trên những loại thảo dược có trong tự nhiên và có ít tác dụng phụ.

1.NGHỆNghệ là một trong những bài thuốc dân gian tốt nhất cho bệnh vảy nến nhờ tác dụng sát khuẩn của nó. Ngoài ra, curcumin, hợp chất có trong nghệ có thể làm thay đổi biểu hiện gen và tránh đột biến gen. Các chuyên gia cho rằng đắp miếng dán nghệ lên da có thể giảm viêm một cách hiệu quả. Bạn cũng có thể cho nghệ vào món ăn để có kết quả tốt hơn.​

2. YẾN MẠCH
Sự thật là chưa có bằng chứng khoa học về tác dụng của yến mạch lên bệnh vẩy nến. Tuy nhiên, nhiều người bị bệnh này cho biết họ có những kết quả tích cực sau khi đắp miếng dán bột yến mạch.

3. CAPSAICIN
Đây là thành phần có trong ớt, tác động lên dây thần kinh để kiểm soát đau. Các loại kem và thuốc mỡ có trên thị trường chứa capsaicin. Bạn có thể sử dụng chúng để giảm đau, ngứa, đóng vảy và viêm.

4. DẦU CÂY CHÈ
Các thành phần kháng khuẩn trong dầu cây chè có thể ngăn nhiễm trùng nặng thêm. Mặc dù lợi ích của dầu cây chè với bệnh vảy nến chưa được chứng minh, nhiều người vẫn cho loại dầu này vào dầu gội đầu để phòng ngứa và bong tróc da. Nhưng không được sử dụng nếu bạn bị dị ứng với nó.

5. GIẤM TÁO
Với những lợi ích khác nhau, đây là một trong những bài thuốc phổ biến khác được sử dụng để đối phó với bệnh vảy nến. Nếu bạn đang có cảm giác bỏng rát, pha loãng loại giấm này với nước và bôi chúng lên da mỗi tuần vài lần. Tuy nhiên, không sử dụng loại giấm này với vết thương hở.

6. MUỐI BIỂN CHẾT
Cách này có thể giúp bạn bớt khó chịu bởi ngứa. Trộn muối biển Chết với nước tắm ấm và ngâm trong bồn khoảng 15 phút. Đừng quên bôi kem dưỡng ẩm lên da sau khi ra khỏi bồn tắm.

7. LÔ HỘI
Bạn có thể sử dụng gel từ lá lô hội. Bôi nó như thuốc mỡ trên da. Cách này giúp giảm tấy đỏ và làm ẩm da. Bạn cũng có thể sử dụng kem có chứa lô hội. Nhưng không được dùng viên lô hội vì chúng có thể gây nguy hiểm.


NHỮNG CÂY THUỐC NAM ĐIỀU TRỊ BỆNH TIỂU ĐƯỜNG

Dùng thuốc nam có trị được bệnh tiểu đường không?

Bệnh tiểu đường là một căn bệnh mãn tính. Người mắc bệnh sẽ phải sống chung cả đời bởi cho tới hiện nay chưa có phác đồ điều trị nào có thể chữa khỏi hoàn toàn. Vì vậy, sử dụng thuốc nam không thể điều trị khỏi được bệnh mà sẽ hỗ trợ kiểm soát tốt chỉ số đường huyết của người bị tiểu đường hơn, phòng tránh những biến chứng có thể xảy ra. Để hạn chế sự phụ thuộc vào thuốc Tây, việc điều trị kết hợp với các thảo dược cũng được nhiều người sử dụng và đem lại hiệu quả tích cực.

Cây lược vàng

Không phải ai cũng biết tác dụng chữa bệnh tiểu đường bằng cây lược vàng. Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng, trong cây lược vàng chứa flavonoid - một chất chuyển hóa trung gian. Hoạt chất này có khả năng ổn định đường huyết và tình trạng lượng đường trong máu đột ngột tăng sau khi ăn và các biến chứng mà căn bệnh mãn tính này có thể gây nên.  

Cách chữa tiểu đường bằng cây lược vàng:

Rửa sạch 2 lá lược vàng bằng cách ngâm nước muối pha loãng, sau đó giã hoặc nhai lấy nước. Mỗi ngày 3 lần trước ăn 30 phút. Thực hiện 2 tuần, nghỉ 1 tuần.

Ngâm rượu: Rửa sạch và tráng qua với một chút rượu. Sau đó cắt nhỏ, ngâm cùng rượu trong bình thủy tinh. Khi rượu chuyển sang màu vàng (khoảng 1 tháng) là dùng được. 


Khổ qua (Mướp đắng)

Khổ qua không chỉ là thực phẩm được chế biến nhiều trong các bữa ăn hàng ngày mà còn là một vị thuốc nam đã có từ lâu đời. Đường huyết không được duy trì ổn định và ở mức cao trong thời gian dài làm cho hệ miễn dịch của bạn trở nên suy giảm. Mướp đắng sẽ giúp bổ sung hàm lượng protein và vitamin C tăng cường sức khỏe. Bên cạnh đó cũng kích thích khả năng làm việc của hệ tiêu hóa, tiêu viêm, thải độc gan.

Hướng dẫn cách sử dụng khổ qua điều trị tiểu đường:

Ăn  sống: Rửa sạch, bỏ hạt sau đó thái mỏng ăn trực tiếp.

Sắc nước: 7 - 10 trái khổ qua phơi khô đun sôi cùng 4 bát nước. Đến khi còn 1 bát thì chắt ra uống như trà.

Chế biến thành món ăn: khổ qua nhồi thịt, xào trứng, luộc, xay.


Diệp Hạ Châu (Cây chó đẻ răng cưa)

Trước đây, diệp hạ châu mọc rất nhiều ở những vùng đất trống, bỏ hoang mà không cần chăm bón. Có tính hàn nên cây chó đẻ này có tác dụng kháng viêm, giúp vết thương của bệnh nhân tiểu đường được lành nhanh chóng hơn, cân bằng đường huyết, giảm cholesterol xấu,... 

Bên cạnh đó, vị thảo dược này cũng được sử dụng nhiều để điều trị các bệnh về gan, thận. Các bước dùng diệp hạ châu để điều trị tiểu đường:

Thời gian đầu sẽ sử dụng 12g diệp hạ châu + 12g cam thảo đun nước uống hàng ngày.

Khi chỉ số đường huyết được cải thiện, bạn chỉ cần cho mỗi loại 5g.


Cây hoa sen

Lá sen được các nhà khoa học người Mỹ nghiên cứu có tác dụng giảm béo, ổn định đường huyết cho những người bị tiểu đường và ngăn chặn các biến chứng bệnh tiểu đường liên quan. Bạn có thể dùng lá sen để:

Hãm uống hàng ngày

Sắc nước các nguyên liệu: 60g lá sen, 100g bí đao và 30g củ mài. Uống 1 - 2 lần/ngày


Húng quế - cây thuốc chữa bệnh tiểu đường

Chúng ta thường biết đến húng quế (húng chó, húng giổi, é quế) là gia vị ăn kèm không thể thiếu trong nhiều món ăn tại Việt Nam. Nhưng loại thuốc nam này cũng là cây thuốc hỗ trợ điều trị tiểu đường vô cùng quý giá. Tinh dầu Eugenol chứa trong đó giúp kích thích vị giác, lợi tiểu, giảm cảm giác gây nên từ những cơn đau, cơn viêm, đau nhức xương khớp. Nếu được bổ sung thường xuyên, tinh dầu này cũng làm giảm và kiểm soát lượng đường huyết vô cùng tốt. Cách dùng húng quế hỗ trợ điều trị tiểu đường khá đơn giản:

Ăn sống như bình thường (có thể ăn cùng loại rau khác).

Đem lá rửa sạch, vò nát sau đó luộc chín và để qua đêm, sáng hôm sau ăn như bình thường.


Thuốc nam trị tiểu đường bằng lá ổi

Đây là cây thuốc nam trị đái tháo đường được ít người biết đến. Khi vào cơ thể, lá ổi chữa tiểu đường có tác dụng làm giảm hiệu quả hoạt động của enzyme alpha- glucosidase - chuyển hóa thức ăn thành glucose. Nhờ đó mà lượng đường trong máu của bạn có thể giảm đi, ngăn chặn hiện tượng tăng đường huyết đột ngột. 

Có nhiều bài thuốc sử dụng lá ổi được dân gian tin tưởng sử dụng:

Nấu nước uống hàng ngày: Dùng 100g lá ổi non.

Sắc nước (3 bài chủ yếu): 50g lá ổi non và 100g sa kê + đậu bắp tươi; 15g lá ổi non + 15g bạch quả +30g râu ngô; 15g lá ổi + 15g dây thìa canh.

Gọt vỏ ép nước, uống mỗi lần 30ml, 2 lần/ngày.


Giảo cổ lam

Được phát hiện tại Việt Nam đầu tiên vào năm 1999, giảo cổ lam được người ta đánh giá như khắc tinh của bệnh tiểu đường. Các dưỡng chất quý như phanoside, tanin, polysaccharide chứa trong vị thuốc quý này có nhiều công dụng hỗ trợ: giảm và duy trì ổn định chỉ số đường huyết, tăng hoạt lực insulin, giảm hấp thu glucose từ ruột vào máu,...

Giảo cổ lam thường được sử dụng theo nhiều cách. Tuy nhiên bạn cần chú ý không nên uống vào buổi tối hoặc trước khi ngủ bởi nó có thể gây mất ngủ. 

Đun 40 - 50g giảo cổ lam cùng 1 lít nước. Để nguội và uống như nước bình thường. 

Nếu khó kiếm được vị thuốc này, bạn có thể tìm mua giảo cổ lam được bán dưới dạng trà túi lọc.


Dây thìa canh - cây thuốc chữa tiểu đường tốt nhất

Dây thìa canh là một trong những thảo dược quý và được đánh giá cao trong hiệu quả chữa bệnh tiểu đường từ lâu. Hơn nữa, cây thuốc nam này còn trở thành dược liệu chính, được nhiều thương hiệu thực phẩm hỗ trợ sức khỏe ứng dụng sản xuất. 

Trong lá cây thìa canh chữa bệnh tiểu đường có chứa một hoạt chất có tên acid gymnemic giúp sản sinh tế bào beta ở tuyến tụy, nhờ đó tăng lượng insulin được tiết ra. Nhờ vậy mà đường huyết được cân bằng và ổn định hơn, kiểm soát tốt chỉ số. Bên cạnh đó, hoạt chất này cũng giúp đào thải cholesterol phòng tránh tăng cân, làm mất vị ngọt tạm thời của đồ ăn, giảm hấp thụ đường từ ruột vào máu.


MỘT SỐ CÂY THUỐC NAM CHỮA SỎI THẬN NỔI TIẾNG

 1. TRỊ SỎI THẬN BẰNG RAU NGỔ

Cây rau ngổ hay còn gọi là rau ôm có vị thơm, cay nhưng hơi chát, tính thanh mát, trong y học cổ truyền coi nó là một vị thuốc thanh nhiệt, giải khát, trừ viêm, tiêu độc, giảm đau…và là một trong những cây thuốc nam chữa sỏi thận.

Cách dùng: Lấy rau ngổ giã nhỏ, pha cùng với một ít muối uống ngày 2 lần liên tục trong vòng 7 ngày vào buổi sáng và chiều. Hoặc bạn cũng có thể thực hiện bằng cách lấy từ 50 – 100g rau ngổ hòa với 2 chén nước để sôi rồi hãm trong 20 phút, uống liên tục từ 15 – 30 ngày.

Đu đủ, trái sung, trầu bà… là những cây thuốc nam chữa sỏi thận được nhiều người tin dùng. Tuy nhiên vẫn chưa có nghiên cứu khoa học nào chứng minh được những cây thuốc này có thể hoàn toàn chữa hết bệnh sỏi thận. Tốt nhất bạn vẫn nên đến bệnh viện để thăm khám, chẩn đoán bệnh và điều trị bệnh bằng các loại thuốc đã được chứng nhận có hiệu quả trong việc trị bệnh.



2. Trị sỏi thận bằng lá trầu bà

Trị sỏi thận bằng lá trầu bà: Dùng khoảng 5 - 10 lá trầu bà, cho vào nồi cùng với 3 chén  nước nước sạch rồi đun nhỏ lửa. Khi trong nồi còn lại khoảng 1 chén nước thì tắt bếp, uống liên tục trong 10 ngày, các hạt sỏi sẽ tiêu hết. Bạn có thể sử dụng nước này thường xuyên để giảm bớt các biểu hiện sỏi thận và tránh tái phát lại.



3. Những cây thuốc nam chữa sỏi thận – đu đủ xanh
Cây đu đủ được trồng rất phổ biến ở nước ta. Bài thuốc dân gian chữa sỏi thận bằng đu đủ là bài thuốc đơn giản, nguyên liệu dễ tìm. Bạn nên sử dụng những quả đu đủ còn xanh bởi vì những quả này thường chứa nhiều nhựa - cũng là thành phần chính của bài thuốc này. Nên chọn loại đu đủ to khoảng 400 – 600g là vừa đủ dùng.

Những cây thuốc nam chữa sỏi thận nổi tiếng trong dân gian 3Đu đủ xanh có công dụng chữa sỏi thận
Cách trị sỏi thận với đu đủ xanh: Rửa sạch đu đủ xanh, cắt đầu cắt đuôi moi hết hột, ruột bỏ đi. Để nguyên cả vỏ còn xanh và nhựa đặt vào một nồi nhỏ xinh hay cặp lồng, đổ nước vào và đun cách thủy 30 phút cho đu đủ chín, cho thêm ít muối cho dễ ăn. Nên sử dụng sau bữa ăn để không bị ảnh hưởng đến dạ dày, mỗi ngày sử dụng 1 quả. Nếu sỏi thận nhỏ dưới 10mm thì ăn 7 quả liên tục trong 7 ngày, nếu trên 10mm phải ăn nhiều hơn và ăn liên tục, nếu cảm thấy khó ăn thì bạn có thể chấm thêm với đường cho dễ ăn.




4. Cây thuốc nam chữa sỏi thận – chuối hột
Bạn cần dùng hột của trái chuối hột đã chín, đem phơi khô sau đó rang trên lửa cho cháy rồi tán thành bột. Mỗi ngày dùng 1 muỗng cà phê bột hột chuối hột hòa với nước, uống ngày 2 - 3 lần, liên tục trong vòng 10 - 20 ngày sẽ làm tiêu những viên sỏi trong thận. Hoặc bạn cũng thể dùng hột của quả chuối chín, rang vàng rồi tiếp tục đun cùng với 3 chén nước sắc lấy 2 chén nước, uống hằng ngày cũng sẽ giúp tiêu sỏi.




5. Chữa sỏi thận bằng lá ngò gai (mùi tàu)
Ngò gai hay còn gọi là cây mùi tàu là một loại cây gia vị được sử dụng nhiều trong các món ăn. Tuy nhiên ngoài việc là gia vị thơm ngon thì ngò gai được Y học cổ truyền dùng làm vị thuốc, đặc biệt nó là một trong những cây thuốc nam chữa sỏi thận hiệu quả.

Cách thực hiện trị sỏi thận bằng ngò gai: Dùng 5-6 cây ngò gai đem hơ qua lửa cho héo lại sau đó sắc cùng với 3 chén nước sạch, sắc cho đến khi mực nước còn 2/3 nước thì được. Người bệnh nên uống đều đặn 3 lần trong ngày, chia làm 3 bữa sáng, bữa trưa trước khi ăn và bữa tối trước khi đi ngủ. Sau một liệu trình từ 7-9 ngày người bệnh nên đi khám để xem xét tình trạng bệnh của mình để có hướng điều trị tiếp theo cho phù hợp.



6. Chữa sỏi thận bằng quả dứa
Với bài thuốc dân gian từ quả dứa (hay còn gọi là quả khóm) này bạn cần chuẩn bị 1 trái khóm và một ít phèn chua. Bài thuốc này được áp dụng rất hiệu quả đặc biệt rất có tác dụng trong việc làm giảm những cơn đau dữ dội do bệnh sỏi thận gây ra. Dứa mua về bạn rửa sạch sau đó khoét 1 lỗ trên trái rồi nhét một ít phèn chua vào trong ruột dứa, đem nướng chín sau đó vắt lấy nước uống. Bệnh nhân nên sử dụng đều đặn trong vòng vài ngày đến 1 tuần để phát huy tác dụng.



7. Những cây thuốc nam chữa sỏi thận - Cây sung
Sung là một loại cây phổ biến mọc rất nhiều ở các vùng quê nhưng ít ai biết được công dụng trị bệnh của nó. Theo các tài liệu Y học cổ truyền, quả sung có vị ngọt, có tác dụng kiện tỳ, ích vị, nhuận tràng… Và trái sung phơi khô có tác dụng trị bệnh sỏi mật cực kì hiệu quả. Bạn có thể dùng sung phơi khô sau mỗi bữa ăn để làm món tráng miệng, giúp gia tăng vị và hỗ trợ điều trị bệnh sỏi thận.



Acetone

CỒN NƯỚC (CỒN MẬT) DÀNH CHO BẾP CỒN NẤU LẨU TẠI CÁC NHÀ HÀNG, QUÁN ĂN

CỒN CÔNG NGHIỆP METHANOL